12 NGUYÊN TẮC DIỄN HOẠT TRONG ANIMATION

Share:

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter

12 nguyên tắc diễn hoạt animation là những kỹ thuật rất quan trọng mà bạn phải nắm vững nếu muốn trở thành một animator (họa sĩ hoạt hình) chuyên nghiệp. Được xây dựng vào những năm 1903 và giới thiệu lần đầu năm 1981 thông qua quyển The illusion of life: Disney animation, đây là thành quả của quá trình tìm hiểu, nghiên cứu và đúc kết của Walt Disney và những cộng sự (Frank Thomas, Ollie Johnston và những người khác).

12 nguyên tắc animation được thiết kế dưới sự tuân thủ các định luật vật lý cơ bản cũng như tạo ra nhân vật có cảm xúc và hấp dẫn người xem. Tuy mục đích ban đầu của các nguyên tắc animation này là để phục vụ cho việc phát thảo bằng bút chì, tuy nhiên cho đến ngày nay, các hoạ sĩ hoạt hình vẫn sử dụng chúng trong hoạt hình kỹ thuật số.

1. Nén & giãn (squash & Stretch)

Khi nén và giãn đối tượng chỉ thay đổi về hình dạng, nhưng kích thước thì không đổi. Áp dụng nguyên tắc này giúp tạo ảo giác về tính đàn hồi, khối lượng, sự linh hoạt và chất liệu của nhân vật. Giúp nhân vật trở nên có sức sống, tạo cảm giác linh hoạt.

Thông thường nguyên tắc này cực kỳ hữu dụng trong các bộ phim mang phong cách cường điệu. Nó ít được sử dụng hơn trong các bộ phim hoạt hình tả thực hoặc Game.

2. Sự lấy đà/ Chuẩn bị (Anticipation)

Hành động chuẩn bị của nhân vật, giúp người xem để nhận biết nhân vật chuẩn bị làm gì. Điều này làm cho chuyển động nhẹ nhàng, liền mạch và giống thật hơn.

Anticipation có nhiều tầng, bao gồm: bắt đầu, trước Anticipation diễn ra, sau Anticipation diễn ra và cuối cùng là hành động chính.

3. Dàn cảnh (Staging)

Tập trung sự chú ý của khán giả bằng cách bố trí nhân vật, ánh sáng, bóng đổ, camera,…

Nguyên tắc Staging bao gồm nhiều yếu tố khác nhau như:

  • Timing (thời gian)
  • Settings (bối cảnh và set-up)
  • Camera angle and position (góc và vị trí camera)
  • Acting (diễn xuất)

4. Thẳng tiến & từng bước (Straight ahead & Pose to Pose)

“Thắng tiến” là thực hiện liên tục cảnh quay này cho đến cảnh quay khác đến khi hết. Phương pháp này phù hợp với những chuyển động mà ta không thể đoán trước được. Như lửa, hạt nước rơi xuống, những đám bụi bay lên hay các vụ nổ. Thường áp dụng cho việc vẽ lông, đuôi hay tai nhân vật.

“Từng bước” là thực hiện những tư thế khoá trước rồi mới thực hiện các cảnh trung gian. (Tức là, vẽ cảnh cảnh đầu tiên và cuối cùng của chuỗi chuyển động, sau đó bổ sung những chuyển động nhỏ cong lại). Phương pháp này cho phép bạn kiểm soát điểm bắt đầu và điểm kết thúc của hành động. Bạn chỉ cần vẽ một số chuyển động chính trước và xem xét liệu chúng có phù hợp không và tiến hành sửa ngay. Việc sửa này sẽ không ảnh hưởng đến động tác còn lại trong chuỗi.

Xem ví dụ cụ thể sau đây:

5. Kéo theo & Quá đà (follow through and overlapping action)

Kéo theo (follow through) – Khi một bộ phận nào đó trên cơ thể chuyển động sẽ kéo theo các phần còn lại. (Ví dụ: Vai di chuyển thì ngón tay, bàn tay và cánh tay cũng di chuyển theo).

Quá đà (overlapping action) – Khi dừng chuyển động, không dừng các tất cả các bộ phận. Mà vẫn giữ nguyên chuyển động một lúc rồi mới dừng hẳn. Thường là những bộ phận đi kèm nhân vật như: quần, áo hoặc phần cuối của hành động kéo theo (ngón tay).

6. Vào chậm & Ra chậm (Slow in & Slow out hay Ease in & Ease out)

Tất cả các chuyển động đều bắt đầu một cách chậm rãi, tăng tốc độ và sau đó dừng một cách chậm rãi. Hãy vẽ chuyển động đầu và cuối trước, sau đó thêm chuyển động giữa và thêm những chuyển động nhỏ hơn.

7. Di chuyển theo đường cong (Arcs)

Hầu hết các vật chuyển động theo đường cong. Bởi xương người và động vật mang cấu trúc theo dạng đường kính. Nên không thể chuyển động thẳng từ điểm này đến điểm kia như cái máy được.

8. Hành động phụ (Secondary action)

Những hành đồng điểm xuyết cho các hành động chính nhằm mục đích tăng sức sống cho hành động. Như vung tay khi nói chuyện, huýt sáo khi đi bộ, đuôi của vật thể lúc lắc khi chuyển động,…

Khi xây dựng hành động phụ phải xây dựng các tầng thông tin khác nhau cho người xem. Gắn thêm nhiều hành động nhưng không được quá mờ nhạt. Áp dụng nguyên tắc song song để cảnh phụ và cảnh chính không bị chênh lệch hay mờ nhạt.

9. Thời gian (Timing)

Thay đổi thời gian thì đồng nghĩa với việc hành động cũng thay đổi. Thời gian là thước đo cho sự nhanh hay chậm của các chuyển động. Thông thường thời gian để nâng một quả tạ chắc chắn lâu hơn thời gian nâng một quả bóng chuyền.

Nguyên tắc animation này nhấn mạnh việc tính chất và bản chất của một hành động sẽ bị ảnh hưởng khá nhiều bởi số lượng khung hình trong mỗi hành động chính. Cụ thể, nếu một chuyển động từ A đến B của một nhân vật có 20 khung hình thì chuyển động sẽ diễn ra chậm hơn với chuyển động có 10 khung hình.

Tốc độ khung hình tiêu chuẩn cho phim hoạt hình là 24 khung hình/giây (24fps). Điều đó có nghĩa là muốn vẽ một chuyển động dài 10 giây thì sẽ cần đến 240 bản vẽ.

10. Cường điệu (Exaggeration)

Trong 12 nguyên tắc diễn hoạt cường điệu chính là hành động của nhân vật sẽ được phóng đại hơn rất nhiều so với thực tế, càng phóng đại nhiều thì càng thể hiện được đặc trưng của hoạt hình. Tuy nhiên bạn cần chú ý không nên phóng đại quá sẽ sinh ra kỳ quái và bất logic. Cường điệu không có nghĩa là làm nhân vật bị méo mó đi mà làm cho nó trở nên thuyết phục hơn.

11. Hình vẽ tốt (Solid Drawing)

Mọi hình ảnh hiển thị cần tạo phối cảnh trong khung hình – điều này có nghĩa bạn hãy cố gắng tạo ra nhiều góc độ không gian hơn khi trình diễn animation của bạn trên mô hình 3D hay thiết kế, điều này giúp tạo chiều sâu và làm cho diễn xuất của bạn kiên cố hơn.

12. Sự lôi cuốn (Appeal)

Không cần nhân vật phải là người đẹp hay xinh xắn, thậm chí quái vật, kẻ hung ác vẫn có thể lôi cuốn. Điều quan trọng là người xem cảm thấy nhân vật có thực và thú vị, có cá tính.

12 nguyên tắc diễn hoạt trong Animation

CONTACT

  • Email: connect@wemomedia.net
  • Phone: 0935.131.337
  • Address: 16 Chính Hữu, An Hải Bắc, Sơn Trà, Đà Nẵng.
  • Fanpage
  • Website

SHARE

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter

Bài viết mới

KHAI XUÂN QUÝ MÃO 2023

1. Khai xuân Quý Mão 2023 Ngày đi làm đầu tiên trong năm mới của WEMO có gì? Túi muối diêm cầu mong sự ấm no, chiếc quẻ cùng lời

Read More »

SỰ KIỆN YEAR END PARTY 2022

Ngày 7/1 vừa qua, Wemo tổ chức sự kiện Year End Party với với chủ đề “VƯỢT NGƯỠNG MỖI NGÀY, VƯƠN TẦM QUỐC TẾ”. Sự kiện đánh dấu một năm đầy

Read More »
Scroll to Top